Posts

Uganda nhờ Nga xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên

Dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân của Uganda được công bố từ năm 2017 và được Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) phê duyệt vào tháng 5/2021. Dự án này có mục tiêu đa dạng hóa các nguồn năng lượng trong nước, vốn chủ yếu phụ thuộc vào thủy điện.

Tổng thống Uganda Yoweri Museveni vừa yêu cầu sự giúp đỡ của Nga, thông qua cuộc hội đàm với Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov, để xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của đất nước từ nay cho đến năm 2032.

Theo ông Yoweri Museveni: “Uganda có trữ lượng uranium cao, rất cần thiết cho sản xuất điện và công nghệ sinh học. Chúng tôi muốn sử dụng nguồn năng lượng này cho ngành điện, cho nông nghiệp chứ không phải cho vũ khí hạt nhân”.

Ngoài ra, Tổng thống Uganda cũng đã thảo luận với Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Lavrov về các dự án hợp tác trong lĩnh vực không gian và khoa học vũ trụ, với mong muốn Uganda sẽ có một vệ tinh nhỏ.

Vào năm 2017, Uganda công bố ý định xây dựng một  từ nay cho đến năm 2032. Dự án này đã được IAEA phê duyệt vào tháng 5/2021. Theo đó, Uganda có kế hoạch nâng sản lượng điện lên mức 17.000 MW, gấp 12 lần so với hiện tại, nhờ đầu tư chủ yếu vào nguồn năng lượng sạch và tái tạo.

Hiện nay, địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân Uganda đã được xác định, nhưng cần sớm thành lập một trường kỹ thuật để đào tạo các nguồn lực cần thiết trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.

Ngọc Duyên/AFP
https://nangluongquocte.petrotimes.vn/uganda-nho-nga-xay-dung-nha-may-dien-hat-nhan-dau-tien-662374.html

IEA & Kịch bản phát triển bền vững

Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) khuyến cáo: Tăng cường tiết kiệm năng lượng, giảm phụ thuộc vào dầu mỏ, phát triển năng lượng tái tạo – hệ thống năng lượng toàn cầu phải nhanh chóng và đồng loạt thực hiện những điều đó để hạn chế biến đổi khí hậu.

Fatih Birol, Giám đốc điều hành IEA, khẳng định trong báo cáo thường niên ngày 13-11-2019: “Thế giới cần khẩn trương tập trung vào việc giảm khí thải toàn cầu. Điều này đòi hỏi một sự đoàn kết to lớn từ các chính phủ, giới đầu tư, doanh nghiệp và tất cả những người cam kết giải quyết biến đổi khí hậu”.

Fatih Birol, Giám đốc điều hành IEA.

Năm 2018, nhu cầu năng lượng toàn cầu tăng đáng kể, kéo theo lượng khí thải CO2 tăng theo, xu hướng này có thể sẽ tiếp tục trong năm 2019.

Như mọi năm, IEA công bố một số kịch bản: Kịch bản thứ nhất ngoại suy về các chính sách năng lượng hiện có. Kịch bản thứ hai tính đến những thay đổi do các mục tiêu chính trị đưa ra trong tương lai, nhưng vẫn chưa đủ. Chỉ có kịch bản thứ ba cho thấy những gì nên được thực hiện để hạn chế lượng khí thải theo các mục tiêu của Thỏa thuận Paris, nhằm ngăn chặn trái đất nóng lên không quá 2 độ C so với các mức của thời kỳ tiền công nghiệp. “Kịch bản phát triển bền vững này đòi hỏi những thay đổi nhanh chóng và rộng khắp trong toàn bộ hệ thống năng lượng, không có giải pháp đơn lẻ hay đơn giản nào để chuyển đổi các hệ thống năng lượng toàn cầu”, ông Fatih Birol nhấn mạnh.

Giả định rằng nhu cầu năng lượng vào năm 2040 thấp hơn so với hiện nay thông qua các nỗ lực tăng hiệu quả năng lượng. Nhưng việc tăng hiệu quả năng lượng không tiến triển đủ nhanh, IEA đã cảnh báo trong một báo cáo được công bố vào đầu tháng 11-2019. Theo đó, mức tăng của hiệu quả năng lượng chưa bao giờ chậm như năm 2018: Chỉ tăng 1,2%, thấp hơn mức 3% cần thiết.

Theo IEA, để đạt được các mục tiêu khí hậu đòi hỏi giảm sử dụng dầu mỏ và than, trong khi khí đốt phải tăng nhẹ trước khi bắt đầu giảm. Nhu cầu dầu mỏ phải giảm xuống còn 65 triệu thùng/ngày vào năm 2040, so với 97 triệu thùng/ngày vào năm 2018.

Mặt khác, điện phải phát triển và chiếm vị trí quan trọng nhất trong việc tiêu thụ năng lượng cuối cùng, để thay thế cho dầu mỏ vào năm 2040. Công suất điện lắp đặt mới chỉ nên dành cho các dự án năng lượng tái tạo – điện gió và điện mặt trời.

“Đưa hệ thống điện vào một con đường phát triển bền vững sẽ đòi hỏi nhiều hơn là chỉ lắp đặt thêm các nguồn năng lượng tái tạo”, IEA cảnh báo. IEA nhấn mạnh, trong năm 2019, các nguồn phát thải trong hệ thống năng lượng hiện tại, cụ thể là than, gây ô nhiễm cao, cần được tập trung giải quyết. Các nhà máy nhiệt điện than rất nhiều và chủ yếu mới mọc lên ở châu Á, có khả năng tiếp tục phát thải trong một thời gian dài.

Báo cáo công bố ngày 13-11-2019 của IEA tập trung vào vấn đề đó và xác định một số giải pháp. Đầu tiên là trang bị cho các nhà máy nhiệt điện than khả năng thu hồi và hấp thụ carbon. Nhưng công nghệ hiện tại làm được điều này vô cùng đắt đỏ, với 1 tỉ euro/gigawatt (GW). Thứ hai, các nhà máy nhiệt điện than chỉ nên giữ vai trò sản xuất bổ trợ để bảo đảm tính linh hoạt của hệ thống điện. Triệt để hơn là đóng cửa các nhà máy nhiệt điện than sớm hơn dự kiến.

Trong kịch bản bền vững, hầu hết 2.080 GW công suất điện than hiện tại của thế giới sẽ phải tuân thủ một trong những giải pháp trên, đó là cảnh báo của IEA.

Theo IEA, để đạt được các mục tiêu khí hậu đòi hỏi giảm sử dụng dầu mỏ và than, trong khi khí đốt phải tăng nhẹ trước khi bắt đầu giảm. Nhu cầu dầu mỏ phải giảm xuống còn 65 triệu thùng/ngày vào năm 2040, so với 97 triệu thùng/ngày vào năm 2018.

Theo S.P

https://nangluongquocte.petrotimes.vn/iea-kich-ban-phat-trien-ben-vung-556029.html