“Điểm danh” những lợi ích khi doanh nghiệp triển khai chương trình hiệu quả năng lượng
Ngoài việc giúp giảm chi phí cho phần năng lượng phục vụ sản xuất cũng như sinh hoạt, các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) chú trọng đến việc triển khai chương trình hiệu quả năng lượng còn nhận được rất nhiều lợi ích.
Cụ thể như:
Tăng cường năng lực, phù hợp với các yêu cầu về môi trường;
Có thêm cơ hội marketing tốt hơn do tăng cường hiệu quả năng lượng
Lợi ích trực tiếp mà các doanh nghiệp nhận được từ việc sử dụng hiệu quả năng lượng bao gồm:
Giảm chi phí vận hành;
Giảm nguy cơ rủi ro do giảm sự phụ thuộc vào các nguồn năng lượng ngày càng đắt đỏ;
Tăng cường an ninh năng lượng;
Tăng cường độ tin cậy của máy móc và quy trình sản xuất;
Điều chỉnh dây chuyền sản xuất tốt hơn;
Doanh nghiệp sẽ nhận được rất nhiều lợi ích từ việc triển khai chương trình sử dụng hiệu quả năng lượng.
Lợi ích gián tiếp từ việc sử dụng hiệu quả năng lượng tại các SMEs:
Tác động nội bộ tới nhân viên và môi trường làm việc;
Cải thiện chất lượng môi trường trong tòa nhà (IEQ)/điều kiện làm việc;
Cải thiện quan điểm nhân viên;
Giảm thiểu dao động về nhân lực
Tác động bên ngoài bằng việc tăng cường hình ảnh về sự quản lý của doanh nghiệp
Thời gian hoàn vốn đối với hầu hết các hệ thống sử dụng động cơ điện đều tương đối ngắn, từ 3 tháng đến 3 năm. Hệ thống tiết kiện năng lượng còn mang lại các hiệu quả ngoài sử dụng năng lượng như:
Quản lý quy trình tốt hơn, giảm sự gián đoạn và tăng cường chất lượng sản phẩm. Trong nhiều trường hợp, độ tin cậy của máy móc cũng tăng lên. Tổng tiết kiệm cho phí từ các lợi ích trên cũng có thể tương đương với tiết kiệm chi phí năng lượng mà chúng mang lại cho doanh nghiệp.
Hệ thống tiết kiện năng lượng còn mang lại các hiệu quả ngoài sử dụng năng lượng.
Lý do khiến SMEs còn ngại ngừng khi tham gia hiệu quả năng lượng:
Thiếu hiểu biết và chuyên môn về hiệu quả năng lượng;
Thiếu hiểu biết về lợi ích mà hiệu quả năng lượng mang lại;
Chưa tận dụng được nguồn tin, công cụ và chương trình đào tạo;
Thiếu nguồn lực tài chính và nhân lực;
Kế hoạch dài hạn nghèo nàn;
Hoạt động vì môi trường thường mang tính chất chống chế cho phù hợp với quy định pháp luật về môi trường và áp lực từ cộng đồng.
Triển khai chương trình hiệu quả năng lượng như thế nào?
Một chương trình hiệu quả năng lượng thành công cần được bắt đầu với 1 kế hoạch kỹ lưỡng . Cam kết của lãnh đạo, nguồn nhân lực kỹ thuật và tài chính là các yếu tố quyết định tới sự phát triển và tính hữu dụng của chương trình. Song để triển khai thành công chương trình hiệu quả năng lượng, các doanh nghiệp cần thực hiện 7 bước theo sơ đồ sau:
Các bước tiến hành | Nội dung |
Bước 1: Thu thập dữ liệu | Tìm lại các thông tin nền về nguồn năng lượng của doanh nghiệp thông qua các dữ liệu đầu vào |
Bước 2: Vẽ danh sách thiết bị | Xác định nguồn sử dụng điện. Vẽ sơ đồ các thiết bị tiêu thụ điện và nhiệt |
Bước 3: Ghi lại dữ liệu | Ghi lại dữ liệu liên quan đến sản xuất theo từng tháng và phân tích |
Bước 4: So sánh định mức tiêu thụ | So sánh định mức tiêu thụ năng lượng |
Bước 5: Lập hồ sơ về phụ tải và phân tích | Ghi lại số liệu về phụ tải và phân tích |
Bước 6: Cân nhắc các giải pháp | Xem xét các giải pháp hướng tới mục tiêu tăng cường sử dụng hiệu quả tài nguyên dự trên lý thuyết, kinh nghiệm từ các ngành khác và tư vấn từ các nhà cung cấp dịch vụ RE, CP, SP. Đồng thời, các cuộc thảo luận tự do nên được tổ chức giữa các thành viên trong đội để tìm ra các giải pháp hữu ích. |
Bước 7: Đánh giá giải pháp và triển khai chương trình | Đánh giá giải pháp phù hợp với chương trình và triển khai liên qua đến PDCA (Lập kế hoạch – Thực hiện – Kiểm tra – Hành động) |
VNCPC