Quảng Nam: Ban hành Quy chế quản lý kinh phí khuyến công
Theo đó, nội dung chi cho khuyến công được thực hiện theo Thông tư liên tịch số 26/2014/TTLT-BTC-BCT. Cụ thể, Ngân sách cấp tỉnh sẽ chi cho hỗ trợ xây dựng các mô hình thí điểm về áp dụng sản xuất sạch hơn tại các cơ sở sản xuất công nghiệp; Chi hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn để phổ biến công nghệ mới, sản phẩm mới, mức hỗ trợ tối đa 30% nhưng không quá 400 triệu đồng/mô hình; Chi hỗ trợ cho các cơ sở công nghiệp nông thôn tham gia hội chợ, triển lãm trong và nước ngoài; Chi cho tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, mức chi không quá 80 triệu đồng/lần; Chi hỗ trợ sửa chữa, nâng cấp hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường ở cơ sở công nghiệp nông thôn, mức hỗ trợ không quá 30% chi phí nhưng không quá 240 triệu đồng/cơ sở…
Ngân sách cấp huyện cho hỗ trợ xây dựng và đăng ký thương hiệu đối với sản phẩm công nghiệp nông thôn; Chi hỗ trợ cho các cơ sở công nghiệp nông thôn đang hoạt động có hiệu quả cần nhân rộng, mức hỗ trợ không quá 80 triệu đồng/mô hình; Chi hỗ trợ lập quy hoạch chi tiết Cụm công nghiệp, mức hỗ trợ tối đa 50% chi phí nhưng không quá 400 triệu đồng/cụm..
Kinh phí khuyến công sẽ ưu tiên hỗ trợ cho các chương trình, đề án thực hiện tại các vùng có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số…Ưu tiên hỗ trợ cho các đề án thuộc các lĩnh vực coog nghiệp cơ khí, hóa chất phục vụ nông nghiệp, công nghiệp hỗ trợ, áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp…
Theo thông tin điện tử Cục công nghiệp địa phương