Nhà tài trợ: Chương trình Erasmus+ (thuộc Liên minh châu Âu)

Cơ quan chủ trì: Đại học Tài nguyên và Khoa học Sự sống (Áo)

Các đối tác thực hiện:

1. VNCPC

2. Đại học Công nghệ Dresden, CHLB Đức

3. Đại học tổng hợp Alborg (Đan Mạch)

4. Đại học Công nghiệp TP.HCM – Bộ Công thương

5. Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà nội

6. Đại học Quốc gia Lào

7. Công ty TNHH Môi trường Đô Thị Tp.HCM- CITENCO

8. Công ty 26.3 KT

9. Công ty GREEN Environment Ltd

Lĩnh vực: Tái chế nhựa

Khu vực: Việt Nam, Lào

Thời gian triển khai: 10/2017 – 10/2020

Dự án hỗ trợ các trường đại học ở Việt Nam và Lào trong việc đào tạo kỹ sư, cử nhân, kỹ thuật viên về tái chế nhựa và quản lý chất thải; kết nối giới học thuật và công nghiệp trong lĩnh vực quản lý chất thải; nâng cao khả năng được tuyển dụng sau khi ra trường, khuyến khích tinh thần khởi nghiệp của sinh viên tốt nghiệp và cán bộ của các trường.

  • Phát triển bộ tài liệu đào tạo, hiện đại hóa chương trình giảng dạy hiện có;
  • Thành lập 2 trung tâm đào tạo và nghiên cứu về tái chế nhựa, đặt tại Đại học Công nghiệp Tp.HCM và Đại học Quốc gia Lào;
  • Thành lập mạng lưới đào tạo về tái chế chất thải;
  • Tổ chức các khóa tập huấn cho các doanh nghiệp, giảng viên, sinh viên về lĩnh vực quản lý và tái chế nhựa.

Hoạt động đã triển khai 

  • VNCPC cùng các đối tác của dự án biên soạn bộ tài liệu giảng dạy cho các khóa đào tạo về tái chế và quản lý chất thải nhựa. Bộ giáo trình gồm 17 chương, với những thông tin cập nhật về kỹ thuật tái chế, chính sách liên quan và quản lý nhựa thải, cũng như kinh nghiệm ở một số quốc gia trên thế giới.
  • 2 cán bộ của VNCPC đã tham gia khóa đào tạo giảng viên cho dự án được tổ chức tại Đại học Công nghệ Dresden (Đức), đồng thời tham quan và học hỏi tại Nhà máy Phân loại Chất thải nhựa tại Dresden.