• Cơ quan tài trợ: REPIC Platform
  • Đối tác thực hiện:
    VNCPC
    Trung tâm Giải pháp Công nghiệp Quốc tế thuộc Trường Đại học Khoa học Ứng dụng Zurich (ZHAW) – Thụy Sĩ
    Công ty Kaskad-E GmbH Thụy Sĩ
    Viện Khoa học Tài nguyên Thiên nhiên trực thuộc ZHAW- Thụy Sĩ
    Công ty REM Tec s.r.l – Nước Ý
    Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tuần hoàn (ICED) thuộc Trường Đại học Quốc gia Tp.HCM
    Công ty Cổ phần Phát triển Chè Nghệ An – Tập đoàn Sông Lam
    Công ty TNHH MTV Vina Viết Hiền
    Viện Thổ nhưỡng Nông hóa Việt Nam (SFRI) – thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp VN (VAAS)
    Công ty CP Đầu tư & Phát triển Năng lượng Mặt trời Bách Khoa (SolarBK)
  • Thời gian triển khai: 01/2023 – 02/2025
  • Lĩnh vực: Canh tác và chế biến chè, năng lượng tái tạo
  • Khu vực: Việt Nam
  • Liên hệ: Đỗ Thị Dịu
  • Email: [email protected]
  • Điện thoại: (84-24) 3868 4849 – máy lẻ 32

Dự án được triển khai nhằm mục đích đánh giá mức độ khả khi, khuyến nghị lộ trình thực hiện cho việc áp dụng một hệ thống tích hợp quang nông-nhiệt phân-tham sinh học thí điểm tại huyện Anh Sơn (Nghệ An), hướng tới xây dựng mô hình canh tác và sản xuất chè bền vững theo mô hình kinh tế tuần hoàn cho Việt Nam.

Các hoạt động chính của dự án:

Dự án bao gồm 04 hợp phần chính, trong đó 03 hợp phần kỹ thuật và 01 hợp phần tích hợp. Trong mỗi hợp phần, việc chuyển giao kiến thức diễn ra giữa các đối tác Thụy Sĩ/châu Âu và Việt Nam, với sự tham gia tích cực của khu vực tư nhân địa phương. Cụ thể:

Hợp phần 1: Ứng dụng công nghệ nhiệt phân để sản xuất nhiệt và than sinh học từ dăm gỗ keo. Với mục đích này, công nghệ nhiệt phân PPV-300 của Công ty Vina Viết Hiền sẽ được điều chỉnh để sinh nhiệt cho quá trình sấy lá chè. Điện năng từ hệ thống quang nông sẽ được sử dụng để hỗ trợ vận hành quy trình này;

Hợp phần 2: Đánh giá (i) đặc tính và chất lượng của than sinh học, (ii) tình trạng của đất trước và sau khi cải tạo bằng than sinh học (tập trung vào khả năng lưu trữ cácbon, khả năng giữ nước và hàm lượng dinh dưỡng), và (iii) tác động đến chất lượng và năng suất chè;

Hợp phần 3: Ứng dụng quang nông trong canh tác và sản xuất chè của địa phương (độ dốc, bức xạ mặt trời, đất, v.v.) và đánh giá các tác động đến chất lượng và sản lượng chè;
Hợp phần tích hợp: Tích hợp tri thức, thiết kế mô hình kinh doanh và lộ trình thực hiện dựa trên đầu vào từ Hợp phần 1 đến 3.

Hoạt động đã triển khai 2023:

  • Họp khởi động dự án vào cuối tháng 01/2023;
  • Tham gia chuyến công tác thực địa tại huyện Anh Sơn từ ngày 05-10/02/2023 để các đối tác dự án gặp gỡ và trao đổi thông tin nhằm hiểu rõ hơn về hoạt động dự án cũng như lĩnh vực chuyên môn của từng đối tác phụ trách. Nhóm dự án đã làm việc với đại diện Công ty Cổ phần Phát triển Chè Nghệ An, gặp gỡ nông dân và chính quyền địa phương để tìm hiểu về hiện trạng và nhu cầu sản xuất, đặc thù canh tác chè và thúc đẩy dự án ở cấp địa phương;
  • Tham gia chuyến học hỏi kinh nghiệm các đối tác quốc tế trong lĩnh vực năng lượng tái tạo (công nghệ nhiệt phân, quang nông) và sản xuất hữu cơ tại Thụy Sĩ và Ý vào 03-09/09/2023; và
  • Hỗ trợ Công ty Vina Viết Hiền triển khai hợp phần nhiệt phân và báo cáo kết quả tới nhóm dự án.

Hoạt động tiếp theo:

  •  Tiếp tục các hoạt động hỗ trợ Công ty Vina Viết Hiền trong triển khai dự án;
  • Cùng nhóm dự án lên ý tưởng và xây dựng đề xuất dự án ở giai đoạn thí điểm và nhân rộng mô hình năng lượng tái tạo trong canh tác chè tại Việt Nam; và
  • Chia sẻ kết quả dự án và kết nối với các bên hữu quan trong nước.

với các bên hữu quan trong nước.