10 thành phố xanh đáng sống nhất thế giới
Báo cáo của Chỉ số Kinh tế Xanh Toàn cầu vào năm 2014 đã xếp hạng những thành phố xanh đáng sống nhất trên thế giới dựa trên việc phân tích các vấn đề biến đổi khí hậu, giao thông, đầu tư xanh và môi trường thủ đô.
1. Copenhagen, Đan Mạch
Theo Chỉ số Kinh tế Xanh Toàn cầu, thành phố xanh nhất thế giới là Copenhagen. Chính sách của thành phố đang đặt mục tiêu giảm lượng khí thải CO2 xuống 20% trước khi kết thúc năm 2015.
Copenhagen có hệ thống giao thông công cộng quy mô lớn và người dân có thói quen đi xe đạp nhiều, tuy nhiên điều đó dường như vẫn chưa đủ với người dân ở thành phố yêu cây xanh này. Các kiến trúc sư vẫn tiếp tục lên chiến lược quy hoạch và lắp đặt mái nhà xanh cùng hệ thống quản lý chất thải hiệu quả, giúp cho thành phố này xanh sạch hơn nữa.
2. Amsterdam, Hà Lan
Tại Amsterdam, một thành phố khá nhỏ, việc di chuyển và tìm chỗ gửi xe hai bánh dễ dàng hơn rất nhiều so với xe bốn bánh. Đó là lý do mà ở thành phố này, số lượng xe đạp còn nhiều hơn số đầu người.
Điều đó giúp cho thành phố xanh này có môi trường rất trong lành. Tuy nhiên, các nhà quy hoạch thành phố vẫn không ngừng tìm kiếm các sáng kiến xanh để giúp cho Amsterdam giảm thiểu ô nhiễm hơn nữa và trở thành một thành phố đáng sống trên thế giới.
3. Stockholm, Thụy Điển
Stockholm là thành phố châu Âu đầu tiên thắng giải thưởng Thủ đô Xanh vào năm 2010 nhờ sự đổi mới và thân thiện với môi trường. Kể từ năm 1990, thành phố này đã giảm được lượng khí thải xuống 25% và dự kiến sẽ chấm dứt sử dụng nhiên liệu hóa thạch vào năm 2050.
4. Vancouver, Canada
Vancouver là thành phố có chi phí nhà ở cao nhất ở Bắc Mỹ. Tuy nhiên, điều đó được cho là xứng đáng khi đây là thành phố có hiệu xuất năng lượng cao nhất hành tinh, với 93% điện năng sử dụng trong thành phố được tạo ra từ nguồn tài nguyên bền vững.
Vancouver đang lên kế hoạch sẽ vượt qua Copenhagen để đứng đầu trong bảng bình chọn thành phố xanh vào năm 2020 với một kế hoạch đầy tham vọng là làm tăng không gian xanh và giảm chất thải.
5. London, Anh
Mặc dù nổi tiếng là thành phố sương mù, nhưng London vẫn là một thành phố xanh sạch đẹp. London đang cố gắng xóa bỏ hình ảnh công nghiệp hóa của mình bằng cách tăng thêm số lượng “công viên bỏ túi” trong các khu vực bên trong thành phố, đồng thời xây dựng hệ thống vườn treo trên sân thượng. London cũng là một thành phố chuộng xe đạp và có hệ thống giao thông công cộng thuận tiện.
Berlin là một thành phố phát triển mạnh nhưng vẫn giữ được môi trường xanh. Thành phố này có đến 1/3 diện tích là rừng, công viên, không gian xanh, sông và hồ.
7. New York, Mỹ
New York là thành phố xanh nhất của nước Mỹ. Lượng khí thải nhà kính tại thành phố này được xem là khá thấp so với diện tích thành phố. Đồng thời, New York cũng phát triển một hệ thống giao thông công cộng hiệu quả. Các sáng kiến về việc xây dựng vườn treo trên sân thượng và bảo vệ trên 28.000 ha đất công viên trong thành phố cũng góp phần không nhỏ vào thành quả xây dựng môi trường xanh của thành phố.
8. Singapore
Chính phủ Singapore khởi xướng chiến dịch Singapore Xanh và Sạch cách đây hơn 2 thập kỷ và vẫn đang tiếp tục. Thành phố Singapore đã thực hiện chính sách tái chế toàn bộ nước thải, cung cấp hệ thống giao thông công cộng đáng tin cậy, đồng thời trồng 54 ha “siêu cây” để cung cấp bóng mát, nơi trú ẩn cho động vật và không gian xanh.
“Siêu cây” được tạo nên từ bộ khung kim loại, sau đó người ta trồng những loại dây leo từ chân lên đến đỉnh. Chính quyền Singapore hy vọng những cây xanh này sẽ trở thành biểu tượng cho nỗ lực tạo nên sự cân bằng tự nhiên và tuyên truyền cho mọi người về sự quan trọng của việc giữ gìn môi trường.
9. Helsinki, Phần Lan
Thành phố Helsinki bắt đầu chương trình xây dựng thành phố xanh từ những năm 1950, đồng thời khuyến khích người dân sử dụng hệ thống giao thông công cộng và xe đạp. Cho đến nay, Helsinki đã trở thành một điểm du lịch hấp dẫn với những con đường trải thảm, những phương tiện giao thông thân thiện với môi trường và bầu không khí trong lành.
10. Oslo, Na Uy
2/3 diện tích thành phố Oslo là rừng, đất nông nghiệp và sông ngòi. Thậm chí hệ thống sưởi trong thành phố cũng là thân thiện với môi trường, với 80% đến từ nguồn năng lượng tái tạo. Để có được ngày hôm nay, chính quyền thành phố Oslo từ lâu đã có những quy định rất chặt chẽ về việc bảo vệ không gian xanh trong thành phố.
Theo Trí Thức Trẻ