7 bước triển khai thành công ESG trong doanh nghiệp
Khi doanh nghiệp triển khai chiến lược ESG (Environment – Môi trường, Social – Xã hội và Governance – Quản trị doanh nghiệp) mặc dù phải đối mặt với không ít thách thức, nhưng cơ hội mở ra không hề nhỏ. Dưới đây chính là 7 bước giúp doanh nghiệp triển khai thành công ESG.
- Đảm bảo sự cam kết trong tổ chức
ESG là một thuật ngữ rộng và để triển khai thành công chiến lược này tại doanh nghiệp cần có sự tham gia của tất cả các thành phần, đặc biệt là ban quản lý.
Khi lãnh đạo doanh nghiệp hiểu chính xác thành công của chiến lược ESG sẽ mang lại những lợi ích gì, họ sẽ có sự cam kết hành động, cũng như khuyến khích, thúc đẩy sự tham gia từ các thành phần khác trong công ty.
Khi doanh nghiệp triển khai chiến lược ESG mặc dù phải đối mặt với không ít thách thức, nhưng cơ hội mở ra không hề nhỏ.
- Lựa chọn khung ESG
Khung ESG (ESG framework) là một bộ quy tắc và tiêu chuẩn được sử dụng để đo lường và đánh giá hiệu quả của các hoạt động bền vững và xã hội trong doanh nghiệp. Chúng là tập hợp các chỉ số và tiêu chí liên quan đến Môi trường, Xã hội và Quản trị mà doanh nghiệp sử dụng để đánh giá hiệu quả bền vững và trách nhiệm xã hội của họ.
Các khung ESG được thiết kế để giúp doanh nghiệp đo lường tiến bộ và đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế về bền vững và trách nhiệm xã hội. Đây cũng là căn cứ để các bên liên quan đánh giá mức độ thực hiện chương trình ESG của doanh nghiệp.
Việc lựa chọn khung ESG phù hợp là một bước quan trọng trong quá trình triển khai chiến lược ESG. Dưới đây là một số lợi ích của khung ESG trong việc triển khai chiến lược ESG cho doanh nghiệp:
- Đảm bảo sự nhất quán: Khung ESG giúp doanh nghiệp xác định rõ mục tiêu và tiêu chuẩn trong việc triển khai ESG, đảm bảo sự nhất quán và tập trung trong các hoạt động.
- Đo lường và theo dõi tiến độ: Khung ESG cung cấp các chỉ số và tiêu chí đo lường cho việc đánh giá tiến độ triển khai và hiệu quả của ESG trong doanh nghiệp.
- Công bố kết quả: Sử dụng khung ESG giúp doanh nghiệp công bố và báo cáo các kết quả về ESG đến cộng đồng cùng các bên liên quan. Khi doanh nghiệp muốn cho các nhà đầu tư tiềm năng thấy tiến trình thực hiện ESG của mình, việc sử dụng khung ESG được tiêu chuẩn hóa sẽ giúp họ hiểu rõ hơn về mức độ hiệu quả của chương trình.
Nhờ có những khung được xác định trước, các nhà đầu tư sẽ dễ dàng khi so sánh doanh nghiệp với những đối thủ trong ngành.
Hiện có một số khung ESG phổ biến trên thế giới như:
- GRI (Global Reporting Initiative – Sáng kiến Báo cáo Toàn cầu)
- SASB (Sustainability Accounting Standards Board – Hội đồng Chuẩn mực Kế toán phát triển bền vững)
- IFRS Sustainability Disclosure Standards – Tiêu chuẩn công bố tính bền vững
- UN Global Compact – Hiệp ước Toàn cầu Liên Hợp Quốc
- GHG Protocol – Kiểm kê phát thải khí nhà kính
Theo đó, tùy vào lĩnh vực hoạt động doanh nghiệp có thể lựa chọn các khung ESG khác nhau. Doanh nghiệp cũng có thể tìm một đơn vị tư vấn chuyên nghiệp về ESG để được tư vấn lựa chọn khung ESG phù hợp.
- Đánh giá hiện trạng ESG của doanh nghiệp
Ngay cả khi doanh nghiệp chưa chính thức thực hiện chiến lược ESG vẫn có các chính sách, quy trình công việc liên quan đến Môi trường, Xã hội và Quản trị. Đó chính là những căn cứ đầu tiên để tổ chức bắt đầu với việc đánh giá hiện trạng ESG của mình.
Tất cả các doanh nghiệp đều có cơ hội để cải thiện tính bền vững, nhưng những cơ hội này khác nhau tùy theo hoạt động của tổ chức.
Ở bước 3 này đòi hỏi sự thu thập thông tin, số liệu, đánh giá toàn diện các hoạt động của doanh nghiệp nằm trong phạm vi ESG. Nếu đã lựa chọn khung ESG, hãy bám sát các tiêu chí trong khung mà tổ chức đã lựa chọn.
Từ kết quả thu thập được, hãy phân tích và đánh giá hiện hiện trạng ESG của tổ chức, đưa chúng vào báo cáo chi tiết và trực quan. Báo cáo này giúp cung cấp cái nhìn tổng quan về hiện trạng ESG của doanh nghiệp và trở thành cơ sở để lập kế hoạch triển khai các bước tiếp theo.
- Xác định các cơ hội cải thiện và cân nhắc việc triển khai
Tất cả các doanh nghiệp đều có cơ hội để cải thiện tính bền vững, nhưng những cơ hội này khác nhau tùy theo hoạt động của tổ chức. Dựa trên kết quả đánh giá ở bước 3 và so sánh với khung ESG đã lựa chọn ở bước 2, doanh nghiệp sẽ xác định được những cơ hội cải thiện hiện trạng ESG của mình.
Khi việc triển khai ESG có mức ngân sách hạn chế, doanh nghiệp cần phải cân nhắc và lựa chọn giữa các cơ hội cải thiện, cơ hội nào cần được triển khai và thực hiện ngay. Việc xem xét này cần dựa trên hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và mối quan hệ với các bên liên quan.
- Xác định mục tiêu ESG
Khi đã xác định được những điểm mà doanh nghiệp cần tập trung cải thiện, hãy đặt ra các mục tiêu ESG cụ thể để làm căn cứ cho bước lập kế hoạch tiếp theo.
Dựa trên các mục tiêu đã xác định ở bước 5, tổ chức cần lập kế hoạch chi tiết để triển khai chương trình ESG. Một số việc cần làm ở bước này bao gồm:
- Công việc chi tiết cần làm để đạt được mục tiêu ESG;
- Thời gian và người phụ trách mỗi công việc;
- Thiết lập các chỉ tiêu để đo lường tiến trình đạt mục tiêu ESG. Điều này giúp doanh nghiệp dễ dàng theo dõi, điều chỉnh kế hoạch kịp thời, cũng như đơn giản hóa việc báo cáo nội bộ và báo cáo cho các bên liên quan.
- Triển khai kế hoạch và theo dõi kết quả
Khi đã có bản kế hoạch ESG sẽ phải mất nhiều thời gian để hoàn thành, vì vậy, việc theo dõi kết quả triển khai là rất cần thiết. Dựa trên các chỉ tiêu đã thiết lập, tổ chức hoàn toàn có thể biết mình đang ở đâu trong hành trình triển khai chương trình ESG. Theo đó sẽ có những điều chỉnh hoặc báo cáo phù hợp với các bên liên quan.
Ngay cả khi đã hoàn thành kế hoạch triển khai ESG, doanh nghiệp vẫn cần đánh giá định kỳ để duy trì những kết quả này. Tổ chức có thể lập một đội “Kiểm toán ESG” và xây dựng chương trình kiểm toán để thực hiện công việc này.
Trên thực tế, việc triển khai chiến lược ESG giúp mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp không chỉ về kinh tế, mà còn nâng cao hình ảnh của doanh nghiệp trong mắt nhà đầu tư và người tiêu dùng. Do vậy, đây là việc mỗi doanh nghiệp cần sớm bắt tay vào triển khai để tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
VNCPC (Tổng hợp)