- Cơ quan tài trợ: Nhóm Tài nguyên nước 2030 thuộc Ngân hàng Thế giới
- Đối tác thực hiện: SOFIES và VNCPC
- Thời gian triển khai: Tháng 8 – 12/2020, gia hạn tới tháng 6/2021
- Lĩnh vực: Sản xuất dệt may và KCN
- Khu vực: Việt Nam
Mục tiêu
Nghiên cứu “Đánh giá và nghiên cứu khả thi về tái sử dụng nước thải ngành dệt may tại KCN” là gói thầu có mục đích đánh giá tiềm năng tái chế và tái sử dụng nước thải cho ngành dệt may và các cơ hội thực hiện dự án đầu tư đối tác công – tư (PPP) (Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, đã được Quốc hội thông qua ngày 18/6/2020 và có hiệu lực từ 1/1/2021).
Hoạt động
Các hoạt động chính của gói thầu:
- Đánh giá nhanh về các hoạt động xử lý, tái chế và tái sử dụng nước thải trong ngành dệt may Việt Nam;
- Xây dựng 2 báo cáo khả thi nêu chi tiết về tiềm năng tái chế/tái sử dụng nước thải trong các KCN; và
- Tóm tắt các mô hình PPP trong các dự án tái chế/tái sử dụng nước thải và các khuyến nghị cụ thể cho Việt Nam.
Hoạt động đã triển khai
- Nghiên cứu tài liệu về hiện trạng ngành; lập bản khảo sát để thu thập và phân tích thông tin phản hồi từ các DN dệt may sử dụng nhiều nước;
- Phối hợp với các cơ quan quản lý hữu quan đề cử, sàng lọc thông tin và lựa chọn 2 KCN để thực hiện nghiên cứu;
- Lập danh sách các dự án đầu tư PPP trong lĩnh vực môi trường, công nghiệp, xử lý nước, từ đó chọn ra 10 dự án có mô hình gần nhất với mục tiêu gói thầu để thực hiện nghiên cứu điển hình.
Hoạt động tiếp theo:
- Thực hiện khảo sát và kiểm toán nước, cân bằng nước tại 2 KCN được lựa chọn ở quy mô DN và toàn khu;
- Nhận diện, phân tích, lập kế hoạch để tái chế và tái sử dụng nước ở DN và KCN, bao gồm cả hợp phần nghiên cứu khả thi kỹ thuật và kinh tế, từ đó hoàn thành đề xuất kinh doanh đối với giải pháp tái chế – tái sử dụng nước tại KCN;
- Hoàn thiện các nghiên cứu điển hình, trên cơ sở đó đưa ra khuyến nghị với các cơ quan quản lý nhà nước, KCN, DN và các bên hữu quan khác để Việt Nam có thể triển khai các dự án tái chế – tái sử dụng nước tại KCN.