- Cơ quan tài trợ: SECO
- Cơ quan chủ trì: UNIDO
- Đối tác thực hiện: SOFIES (Thụy Sỹ), VNCPC, Công ty Cơ khí Viết Hiền, Tổ chức Oekozentrum (Thụy Sỹ) và Husk Ventures S.L (Tây Ban Nha)
- Thời gian triển khai: 7/2020 – 6/2022
- Lĩnh vực: Chuyển giao công nghệ
- Khu vực: Việt Nam
Mục tiêu
Dự án thuộc khuôn khổ Chương trình KCN Sinh thái Toàn cầu (GEIPP) nhằm xúc tiến thương mại hóa công nghệ nhiệt phân để nâng cao giá trị chất thải nông lâm nghiệp tại Việt Nam. Công nghệ nhiệt phân đã được UNIDO chuyển giao thành công từ Thụy Sỹ, có tiềm năng chuyển đổi chất thải nông nghiệp (vỏ trấu, vỏ cà phê) thành năng lượng nhiệt và than sinh học. Đây được xem là một giải pháp đầy hứa hẹn để nâng cao chất lượng nông sản và cải thiện độ màu mỡ của đất, đồng thời giảm thiểu phát thải khí CO2.
Hoạt động
Các hoạt động chính của dự án:
- Nhận diện “công nghệ xanh” và nâng cao nhận thức về công nghệ nhiệt phân;
- Lập nghiên cứu khả thi và xây dựng các mô hình kinh doanh;
- Thúc đẩy thị trường than sinh học.
Hoạt động đã triển khai:
- Phối hợp với UNIDO tại Hà Nội tìm kiếm và lựa chọn các đối tác trong triển khai các sự kiện nâng cao nhận thức về công nghệ nhiệt phân và chuyển giao công nghệ;
- Hỗ trợ nhóm dự án cập nhật các thông tin, kết quả ứng dụng và tiềm năng nhân rộng hệ thống nhiệt phân tại Việt Nam;
- Xây dựng các mô hình kinh doanh hệ thống nhiệt phân;
- Tìm kiếm và kết nối với các đơn vị tại Việt Nam có tiềm năng ứng dụng công nghệ nhiệt phân.
Hoạt động tiếp theo:
- Tổ chức các sự kiện về nâng cao nhận thức và chuyển giao công nghệ nhiệt phân;
- Xác định, lựa chọn và hỗ trợ kỹ thuật cho đơn vị tiếp cận công nghệ nhiệt phân tiềm năng;
- Xác định tiêu chí, quy trình nhận diện công nghệ nhiệt phân là “công nghệ xanh” tại Việt Nam; và
- Thúc đẩy hình thành thị trường than sinh học ở Việt Nam, có tính đến định hướng xuất khẩu.