Cơ quan tài trợ: Chương trình Switch-Asia, Liên minh châu Âu (EU)

Cơ quan điều phối: Công ty TNHH Trung tâm Sản xuất sạch hơn Việt Nam (VNCPC)

Các đối tác tham gia dự án: Quỹ quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên tại Áo (WWF Áo), Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), Quỹ quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam)

Thời gian thực hiện: 04/2013 – tháng 03/2017

Website: supa.vasep.com.vn

  • Mục tiêu chung: Đến năm 2020, Việt Nam là nước sản xuất, chế biến và xuất khẩu cá tra, cá basa bền vững, thân thiện với môi trường, mang lại lợi ích kinh tế và xã hội
  • Mục tiêu cụ thể: Vào cuối dự án, ít nhất 70% các doanh nghiệp mục tiêu sản xuất và chế biến cá tra, cá ba sa ở quy mô từ trung bình đến lớn, và 30% các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi và các doanh nghiệp nhỏ sản xuất độc lập chủ động tham gia vào sử dụng Hiệu quả Tài nguyên và Sản xuất Sạch hơn. Ít nhất 50% các doanh nghiệp mục tiêu sẽ cung cấp các sản phẩm bền vững phù hợp với tiêu chuẩn ASC của Châu Âu và các thị trường khác
  • Hợp phần “kéo”:

1. Các hoạt động khác nhau liên quan đến những người mua ở các nước liên minh châu Âu và ít nhất một công ty chế biến hàng đầu ở Việt Nam để minh họa cho lợi ích của thực hành bền vững;

2. Thiết lập một mô hình trang trại kiểu mẫu và trung tâm đào tạo;

3. Hỗ trợ phát triển khung lập pháp

  • Hợp phần “đẩy”:

1. Hỗ trợ cấp chứng chỉ ACS cho các doanh nghiệp sản xuất;

2. Một vài chương trình kết hợp đào tạo và thực hiện RE-CP, D4S và SPI tại doanh nghiệp thích nghi với nhu cầu của từng nhóm đối tượng đích

  • Có ít nhất 20 sản phẩm mới, phụ phẩm hoặc các công nghệ phát triển dựa trên D4S và SPI
  • Một nhóm cụ thể các đơn vị nuôi cá nhỏ cùng gia nhập liên minh nhằm tăng sức đàm phán
  • Khung pháp lý được cải thiện nhằm thúc đẩy thực tiễn bền vững trong chế biến và sản xuất cá tra, cá basa
  • Tạo diễn đàn điện tử để chia sẻ thông tin và kinh nghiệm, giữa nhóm mua và bán, truy xuất nguồn gốc và hỗ trợ minh bạch
  • Khoảng 200 vùng nuôi và 54 doanh nghiệp chế biến sẽ áp dụng RE-CP