Mạng 5G ảnh hưởng đến dự báo thời tiết

Mạng 5G không có ảnh hưởng rõ rệt đối với độ ẩm, nhiệt độ không khí hay gió. Mặc dù vậy, nó có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc dự báo thời tiết.

Điều gì quan trọng hơn: Có thể nhanh chóng cảnh báo lũ lụt hay dự đoán chính xác thời điểm xảy ra? Một số ý kiến cho rằng, cả hai việc đó quan trọng như nhau. Tuy nhiên, góp phần làm cho dự đoán kém chính xác có thể là mạng 5G, cụ thể hơn là tần số của mạng này.

Mạng 5G hoạt động trên một số tần số và có thể làm giảm tính chính xác của công việc dự báo thời tiết hiện đại, thậm chí tới 30%. Nếu đạt tới mức đó, chúng ta sẽ lùi đến những năm 80 thế kỷ trước với những dự báo thời tiết không chính xác. Sự cố như vậy dường như đã xảy ra tại Mỹ. Chỉ cần một vài quốc gia gặp sự cố là các mô hình khí hậu toàn cầu sẽ bị nhiễu loạn.

Mạng 5G và thời tiết có gì liên quan? Mạng 5G không có ảnh hưởng rõ rệt đối với độ ẩm, nhiệt độ không khí hay gió. Mặc dù vậy, nó có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc dự báo thời tiết.

Ảnh minh họa

Vấn đề chủ yếu ở đây là cách thu thập dữ liệu cần thiết để lập mô hình khí hậu. Các nhà khí tượng học sử dụng radar vi ba, dựa trên đặc điểm của khí quyển.

Chẳng hạn, chúng ta hãy xét hơi nước. Các phân tử nước trong không khí không đứng yên một chỗ. Chúng dao động, phát ra tín hiệu yếu ớt trong tần số cao – cụ thể là 23,8 GHz.

Hoạt động trên tần số này là các radar thời tiết, đo chính xác độ ẩm không khí. Dải tần này cũng được các hệ thống khác theo dõi, trong đó có hệ thống MetOp của Cơ quan Vũ trụ châu Âu ESA, bao gồm 3 radar trên quỹ đạo quanh Trái đất.

Tần số trên rất gần với dải tần mà trên đó mạng 5G có thể hoạt động. Trong kế hoạch có cả việc khởi động mạng ở dải tần 24 GHz. Sự rối nhiễu và làm hư hỏng dữ liệu về độ ẩm không khí, do vậy, là gần như chắc chắn xảy ra.

“Chúng tôi muốn chuyển sang tần số 23,8 GHz, nhưng không thể được – ông Jordan Gerth, nhà khí tượng học ở ĐH Winsconsin (Mỹ) cho biết – Đối với chính phủ Mỹ, điều quan trọng là khởi động mạng 5G trong dải tần mà họ cho là ổn định”.

Các nhà khí tượng học có suy nghĩ khác. Đề xuất hiện nay về phân chia tần số ở Mỹ có thể dẫn tới sự mất mát dữ liệu rất lớn. Các dự đoán sẽ không sử dụng 77% dữ liệu từ các vệ tinh dự báo thời tiết bị động, theo dõi toàn nước Mỹ.

Mô hình khí hậu, tương tự như các dự đoán khác, hiệu quả hay không là phụ thuộc vào dữ liệu thu thập. Việc mất một phần thông tin làm giảm hiệu quả dự báo thời tiết thậm chí đến 30%. Sự thay đổi thời tiết là hiện tượng phức tạp và rối loạn, đến mức nếu có trong tay siêu máy tính hiện đại và các thiết bị nhạy bén trên quỹ đạo, thì chúng ta cũng không biết dự đoán sự thay đổi thời tiết trong vài ba ngày gần nhất.

Tuy nhiên, sự việc không đến mức mất hết hi vọng. Ông Gerth nhấn mạnh rằng những người điều hành mạng 5G có thể giảm cường độ các máy phát 5G. Khi đó các sóng sẽ không gây nhiễu đối với các thiết bị khí tượng nhạy bén. NASA và NOAA (Cục Quản lý đại dương và khí quyển Mỹ) cam kết hạn chế rối nhiễu đến mức mà Ủy ban châu Âu và các nhà khí tượng học trên thế giới chấp nhận được.

Nếu tìm ra giải pháp làm hài lòng tất cả mọi người thì chúng ta sẽ có công thức cho các vấn đề phát sinh tiếp theo. Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ có kế hoạch chia mạng 5G theo các tần số cao tiếp theo. Hiện, các dải tần 36 – 37 GHz (sử dụng để phát hiện mưa và tuyết) đang được rao bán đấu giá. Để theo dõi nhiệt độ, người ta sử dụng các tần số trong khoảng 50,2 – 50,4 GHz, nghiên cứu mây và mưa đá trong khoảng 80 – 90 GHz.

Theo Giaoducthoidai.vn (20/6/2019)