Posts

Mời đăng ký tham gia Khóa đào tạo trực tuyến miễn phí về Khu công nghiệp sinh thái

UNIDO và Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ tổ chức khóa đào tạo nhằm nâng cao nhận thức về mô hình KCNST, chia sẻ và trao đổi kinh nghiệm, kiến thức liên quan đến triển khai và thực hiện chính sách về KCNST, xác định và áp dụng các cơ hội sinh thái công nghiệp, v.v. dựa trên nguồn tài liệu hiện có của UNIDO, Ngân hàng thế giới (WB) và Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức (GIZ).

Khóa đào tạo sẽ được giảng dạy theo hình thức trực tuyến bởi các chuyên gia trong nước và quốc tế, bao gồm 06 mô-đun với thời lượng 2 giờ cho từng mô-đun (tổng cộng 12 giờ). Mỗi mô-đun đào tạo được thực hiện hai lần, do đó học viên có thể lựa chọn thời gian phù hợp nhất.

Tài liệu đào tạo bao gồm các chủ đề về KCNST và phương pháp tiếp cận, các công cụ cơ bản cũng như các phương pháp sử dụng Hiệu quả tài nguyên và Sản xuất sạch hơn (RECP) để phổ biến mô hình KCNST phù hợp với cơ chế chính sách cấp quốc gia và địa phương, đồng thời cung cấp các dịch vụ hỗ trợ về KCNST cho các KCN ở Việt Nam. Chương trình đào tạo bao gồm các chủ đề về KCNST nhằm tăng cường năng lực và đáp ứng nhu cầu của các nhà hoạch định chính sách cũng như các bên cung cấp dịch vụ KCNST, với sự cân đối giữa bài giảng lý thuyết, ví dụ thực tiễn và bài tập tương tác.

Tham gia chương trình đào tạo, học viên có cơ hội được kết nối mạng lưới chuyên gia và chia sẻ kinh nghiệm lẫn nhau trong quá trình xây dựng và cung cấp các dịch vụ về KCNST với chất lượng và giá trị gia tăng cao, đáp ứng nhu cầu của các DN và các tổ chức tại Việt Nam.

Để biết thêm thông tin chi tiết về khóa đào tạo, xin vui lòng xem chi tiết tại (Flyer Policy-makers) hoặc (Flyer Practisioners).

Các ứng viên quan tâm tham dự khóa đào tạo được mời nộp đơn đăng ký tham dự bằng cách truy cập đường liên kết (Call for application for policymakers) và (Call for Application for Practisioners) trước ngày 20 tháng 8 năm 2023.

Theo http://khucongnghiepsinhthai-vietnam.vn/event/39

Khóa học Sản xuất bền vững dành cho MSMEs – Miễn phí

Những năm gần đây, Việt Nam, với nỗ lực nắm bắt thời cơ và mở rộng thị trường, đã ký kết thỏa thuận tự do thương mại (FTAs) với nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Đặc biệt, vào tháng 6 năm 2019, chúng ta đã ký kết thành công  Hiệp định thương mại tự do với Liên minh Châu Âu (EVFTA). Đi kèm với các kỳ vọng giúp thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng của Việt Nam, nhất là mặt hàng nông sản, thỏa thuận này đặt các doanh nghiệp Việt, đặc biệt là các doanh nghiệp chế biến vừa và nhỏ, trước các thách thức lớn. Làm thế nào để thỏa mãn được các yêu cầu khắt khe của bạn hàng Châu Âu, không chỉ về chất lượng sản phẩm, mà còn về quy trình quản lý, sản xuất, quản lý môi trường, và các yêu cầu về tiêu chuẩn hóa, khả năng truy xuất nguồn gốc?

Khóa học này được thiết kế với mong muốn đem đến cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ các công cụ hỗ trợ, giúp thúc đẩy sự phát triển và rút ngắn con đường tiếp cận với các thị trường khó tính như Châu Âu.

Ba công cụ quan trọng mà khóa học này sẽ trang bị cho bạn:

  • RECP: Giải pháp giúp doanh nghiệp sử dụng hiệu quả tài nguyên và hướng tới sản xuất sạch, bền vững hơn.
  • Các phương pháp đổi mới sản phẩm để tăng tính cạnh tranh, doanh số bán hàng và lợi nhuận.
  • Và hiểu biết về các tiêu chuẩn, chứng nhận mà doanh nghiệp sẽ cần đáp ứng khi tham gia vào sân chơi quốc tế.

Khóa học này dành cho bạn nếu:

  • Doanh nghiệp của bạn muốn cải thiện chất lượng sản phẩm và quy trình sản xuất nhưng không phải mất nhiều chi phí và công sức để xử lý chất thải phát sinh.
  • Doanh nghiệp của bạn muốn kinh doanh lâu dài và tạo ra lợi nhuận một cách bền vững.
  • Doanh nghiệp của bạn muốn tạo ra các sản phẩm tốt, được thị trường đón nhận tích cực.
  • Doanh nghiệp của bạn muốn tạo hình ảnh đẹp với cộng đồng xung quanh và công luận.
  • Bạn muốn môi trường làm việc hàng ngày tại nhà máy của mình được an toàn và ít rủi ro.

Bạn sẽ học được những gì:

  • Hiểu rõ hơn về các thách thức của doanh nghiệp trong hiện tại và tương lại gần
  • Các lợi ích mang lại khi doanh nghiệp quyết định thay đổi
  • Các thông tin tổng quan về công cụ mà bạn sẽ được tìm hiểu trong khóa học.

Link khóa học tham khảo tại đây: funzi.mobi/go/sanxuatbenvung2

RECP “chìa khóa” giúp doanh nghiệp chống lạm phát

Khi giá nhiên liệu cùng nhiều nguyên vật liệu liên tục tăng cao, doanh nghiệp đẩy phần khó sang cho khách hàng bằng cách tăng giá bán sẽ không phải là giải pháp lâu dài. Trong bối cảnh này, chỉ có RECP mới thực sự là cách lâu bền giúp doanh nghiệp chống lại lạm phát.

Lạm phát và nỗi lo của doanh nghiệp

Khi lạm phát, chi phí đầu vào của doanh nghiệp sẽ tăng theo. Nếu điều chỉnh tăng giá bán sẽ khó giữ chân được người tiêu dùng vì không chỉ giảm lượng mua mà họ còn có thể tìm sản phẩm thay thế khác. Vì vậy, đây thực sự là bài toán nan giải đối với hầu hết các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp nhỏ, vừa và siêu nhỏ do nguồn vốn hạn chế.

 

 

Hình minh họa.

Song lạm phát có tính chu kỳ và là vấn đề thường xuyên phải đối mặt của hầu hết các nền kinh tế. Do đó, các doanh nghiệp đều phải chủ động trong việc tìm ra các giải pháp đối phó. Trên thực tế có không ít doanh nghiệp đã đầu tư cho việc cải tiến thay đổi mẫu mã của sản phẩm, thay thế nguyên liệu, đóng gói, cho đến đặc tính của sản phẩm. Chẳng hạn như một số sản phẩm vẫn giữ nguyên giá nhưng lại giảm trọng lượng, khiến cho người tiêu dùng thấy giá không đổi nhưng thực ra là giá đã tăng. Bên cạnh đó, việc thay đổi nhà cung cấp với danh tiếng thấp hơn cũng là cách mà nhiều doanh nghiệp giảm bớt chi phí đầu vào.

Trong cái “rủi” có cái “may”

Trên thực tế, các doanh nghiệp chỉ có thể thích ứng với lạm phát vì việc kiểm soát lạm phát phụ thuộc vào các chính sách vĩ mô của ngân hàng trung ương và của chính phủ. Mỗi khi lạm phát tăng cao cũng là một đợt sàng lọc các doanh nghiệp yếu kém, chính vì vậy chỉ những doanh nghiệp có sự thay đổi để thích ứng nhanh hay đã có những chuẩn bị từ trước mới có thể trụ vững và đón nhận thành quả từ chu kỳ kinh tế kế tiếp.

Hình minh họa.

Trong bối cảnh này, sử dụng hiệu quả tài nguyên và Sản xuất sạch hơn (RECP) đang được xem là “chìa khóa” không thể thiếu đối với tất cả các doanh nghiệp ở mọi quy mô hoạt động.

RECP là gì?

Theo định nghĩa của UNEP (Chương trình Môi trường của Liên hiệp quốc): RECP là việc áp dụng liên tục chiến lược phòng ngừa tổng hợp về môi trường vào các quá trình sản xuất, sản phẩm và dịch vụ nhằm nâng cao hiệu suất sinh thái và giảm thiểu rủi ro cho con người và môi trường.

Đối với quá trình sản xuất: RECP bao gồm bảo toàn nguyên liệu và năng lượng, loại trừ các nguyên liệu độc hại và giảm lượng và tính độc hại của tất cả các chất thải ngay tại nguồn thải.

Đối với sản phẩm: RECP bao gồm việc giảm các ảnh hưởng tiêu cực trong suốt chu kỳ sống của sản phẩm, từ khâu thiết kế đến thải bỏ.

Đối với dịch vụ: RECP hơn đưa các yếu tố về môi trường vào trong thiết kế và phát triển các dịch vụ.

Làm sao để được tư vấn áp dụng RECP vào sản xuất?

Tin vui cho các doanh nghiệp nhỏ vừa và siêu nhỏ trong lĩnh chế biến nông sản tại Việt Nam khi tham gia vào dự án “Xúc tiến cung cầu cho các sản phẩm chế biến nông sản đạt chứng nhận sinh thái – công bằng tại Việt Nam” (Eco-fair) sẽ được hỗ trợ triển khai RECP vào trong quá trình sản xuất miễn phí, Đây là dự án được liên minh châu Âu tài trợ, hướng tới hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành chế biến nông sản, chế biến thịt gia súc, gia cầm và thủy sản thực hiện các thực hành sinh thái – công bằng để nâng cao lợi thế khi tham gia các thị trường xuất khẩu tiềm năng, tăng cơ hội kết nối với khách hàng, thị trường.

Với mục tiêu này, một trong những hợp phần quan trọng của dự án là tư vấn trực tiếp áp dụng RECP tại doanh nghiệp. Hoạt động tư vấn này sẽ do Công ty TNHH Trung tâm Sản xuất sạch hơn Việt Nam (VNCPC) thuộc trường Đại học Bách Khoa thực hiện, giúp doanh nghiệp đánh giá, rà soát và nhận diện được các lãng phí về năng lượng, nước, vật liệu đang tồn tại trong hoạt động sản xuất hằng ngày để tìm ra các giải pháp khắc phục nhằm tiết kiệm chi phí, gia tăng lợi nhuận cũng như đáp ứng các yêu cầu sản xuất bền vững từ khách hàng.

Doanh nghiệp có nhu cầu hỗ trợ tư vấn miễn phí, vui lòng liên hệ Ms Nhung 0905.674.739; Email [email protected] để được hướng dẫn.

VNCPC

Hội thảo tập huấn nâng cao năng lưc Hiệu quả Tài nguyên Sản xuất sạch hơn và Công sinh công nghiệp

Trong khuôn khổ của dự án “Triển khai khu công nghiệp sinh thái tại Việt Nam theo hướng tiếp cận từ Chương trình Khu công nghiệp sinh thái Toàn cầu” do Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO) tài trợ và thực hiện bởi Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) và Bộ Kế hoạch và Đầu tư (MPI), hội thảo này sẽ cung cấp khóa tập huấn nâng cao năng lực về cách tiếp cận Khu công nghiệp sinh thái cho ban quản lý KCN và các doanh nghiệp trong KCN.

Link đăng ký: https://vncpc.org/dang-ky-hoi-thao-kcnst/
Hội thảo được thực hiện bằng tiếng Anh và tiếng Việt (Có phiên dịch)

Thời gian 13h00-17h00 ngày 19/11/2021 và 13h00 -17h00 ngày 24/11/ 2021

MỤC TIÊU HỘI THẢO:
» Lợi ích của KCN sinh thái, Mô hình KCN sinh thái theo khung khổ quốc tế; Quản lý KCN sinh thái và các dịch vụ cho các doanh nghiệp trong KCN sinh thái.
» Khái niệm, phương pháp và công cụ chính trong việc nhận diện và thực hiện các giải pháp Hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn (RECP)
» Khái niệm, phương pháp và công cụ chính liên quan đến phát hiện và thực hiện cộng sinh công nghiệp;
» Mối quan tâm và mong đợi từ Ban Quản lý các KCN và Chế xuất Tp. Hồ Chí Minh (HEPZA), Công ty Cổ phần KCN Hiệp Phước và các doanh nghiệp trong KCN;
» Xây dựng mạng lưới liên lạc của dự án;
» Lập kế hoạch hoạt động của dự án và các bước hỗ trợ tiếp theo của Dự án với các Doanh nghiệp và các bên liên quan tại KCN Hiệp Phước- Tp.Hồ Chí Minh.

ĐẠI BIỂU THAM GIA HỘI THẢO:
» Cán bộ trong ban quản lý KCN;
» Các doanh nghiệp trong KCN và các bên liên quan (lãnh đạo, các cán bộ kỹ thuật trong doanh nghiệp và khu công nghiệp), và những người quan tâm tới dự án từ ngoài KCN.

VNCPC

Hỗ trợ doanh nghiệp sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên và sản xuất tuần hoàn

Ngày 13/8, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) đã phối hợp với Trung tâm thương mại quốc tế (ITC) tổ chức Hội thảo trực tuyến “Khởi động hợp phần: Sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên và sản xuất tuần hoàn”. Sự kiện nằm trong khuôn khổ dự án “Thương mại vì sự phát triển bền vững – T4SD”.

Hội thảo trực tuyến “Khởi động hợp phần: Sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên và sản xuất tuần hoàn (RECP)” nhằm tập trung nâng cao nhận thức và xây dựng năng lực cho các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ về thực hành sản xuất, chế biến, kinh doanh theo hướng bền vững. Nội dung đào tạo, gồm: Đánh giá mức tiêu thụ tài nguyên thực tế; thiết kế chiến lược riêng về sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên và sản xuất tuần hoàn; tiếp cận công nghệ và tài chính “xanh” để có thể thực hiện chiến lược kinh doanh.

Phát biểu khai mạc sự kiện, ông Hoàng Minh Chiến- Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (XTTM) cho hay, đại dịch Covid-19 đã tác động đến mọi mặt đời sống kinh tế xã hội toàn cầu, thay đổi nhận thức của người dân trên toàn thế giới. Làm sâu sắc hơn nhận thức về mô hình tăng trưởng hướng đến phát triển bền vững. Trong bối cảnh đó, nhiều quốc gia trên thế giới như các nước thuộc EU, Nhật Bản, Hàn Quốc,… đang chuyển đổi mạnh mẽ sang kinh tế tuần hoàn. Tại Việt Nam, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã xác định xây dựng kinh tế tuần hoàn là một trong những định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 – 2030”.


Ông Hoàng Minh Chiến- Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương): Việt Nam đang hướng tới nền kinh tế tuần hoàn.

Lãnh đạo Cục XTTM cũng cho hay, hiện phần lớn doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp nhiều rào cản trong chuyển dịch đi lên kinh tế tuần hoàn, như: Chưa có tư duy và nhận thức đầy đủ về kinh tế tuần hoàn, thiếu cam kết và kiên trì từ lãnh đạo, thiếu thông tin, hạn chế về nguồn nhân lực và tài chính. Cục XTTM đang từng bước triển khai các hoạt động huấn luyện, đào tạo, tư vấn, hỗ trợ xây dựng kế hoạch đi lên kinh tế tuần hoàn và các sự kiện thiết thực hỗ trợ cho doanh nghiệp vượt qua khó khăn trong thời kỳ Covid-19 và trong thời gian tới.

Chia sẻ về những lợi ích trực tiếp dành cho doanh nghiệp khi tham gia dự án, bà Ann-Kathrin Zotz- Quản lý toàn cầu Dự án T4SD, ITC, cho biết, doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ: Tăng khả năng cạnh tranh quốc tế của các chủ thể trong chuỗi giá trị thông qua giảm chi phí sản xuất và tăng năng suất; tạo cơ hội kinh doanh mới thông qua việc phát triển các sản phẩm và dịch vụ mới; tạo cơ hội tiếp cận tài chính “xanh”.


Bà Ann-Kathrin Zotz, Quản lý toàn cầu Dự án T4SD, ITC: Doanh nghiệp được hưởng nhiều lợi ích khi tham gia RECP.

Tất cả những lợi ích trên để giúp doanh nghiệp tiến tới mục tiêu xa hơn là phát triển kinh tế tuần hoàn. Đây là mô hình tiêu thụ, sản xuất trong đó tái sử dụng nguyên liệu và sản phẩm hiện hữu càng lâu càng tốt. Theo cách đó, có thể sử dụng nguồn tài nguyên nước, năng lượng… một cách hiệu quả.

Thế giới hiện có nhiều xu hướng, trong đó có nhu cầu minh bạch hoá và khả năng truy suất sản phẩm ngày càng tăng lên trong chuỗi cung ứng, các doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị trước khi sản phẩm được đưa ra thị trường và tới tay người tiêu dùng. Cùng đó là xu hướng tuân thủ theo các tiêu chuẩn để hướng tới để sản xuất bền vững. Theo bà Ann-Kathrin Zotz, nhu cầu và mong muốn của người tiêu dùng ngày một lớn hơn, khó hơn, nhất là yêu cầu về sản xuất bền vững đòi hỏi sự tham gia và tuân thủ từ các nhà sản xuất.

Tuy nhiên, để hợp phần cũng như dự án thành công, điều quan trọng là sự cam kết tham gia của doanh nghiệp trong việc giữ liên lạc với chuyên gia, cung cấp thông tin, tạo điều kiện cho chuyên gia đến làm việc. Thời điểm hiện tại, dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, dựa trên tình hình thực tế, dự án sẽ điều chỉnh linh hoạt các kế hoạch thực hiện cho phù hợp để đảm bảo an toàn cho đội ngũ chuyên gia và doanh nghiệp.


Hội thảo trực tuyến “Khởi động hợp phần: Sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên và sản xuất tuần hoàn (RECP)” thu hút sự quan tâm của đông đảo doanh nghiệp.

Với những lợi ích mang lại, hợp phần RECP, cũng như dự án T4SD thu hút sự quan tâm đông đảo của cộng đồng doanh nghiệp. Tại sự kiện, các chuyên gia cũng đã giải đáp nhiều ý kiến liên quan đến các chương trình đào tạo, kiến thức về sử dụng tài nguyên hiệu quả, phương thức cập nhật thông tin, thời gian thực hiện dự án…

Một trong những nội dung được doanh nghiệp quan tâm là nguồn tài chính cho thực hiện hợp phần, bà Nguyễn Bảo Thoa- Quản lý dự án T4SD tại Việt Nam thông tin, quý cuối cùng của năm 2021, hợp phần tài chính xanh sẽ đi vào thực hiện. Như vậy, ngay sau khi hợp phần RECP kết thúc và xác định ra khâu nào phải đầu tư, cải tiến thì ngay lập tức đội ngũ tư vấn về tài chính xanh và ngân hàng, các tổ chức tài chính sẽ phối hợp hoàn chỉnh các khâu đó.

Việt Nga

https://congthuong.vn/ho-tro-doanh-nghiep-su-dung-hieu-qua-nguon-tai-nguyen-va-san-xuat-tuan-hoan-162349.html?fbclid=IwAR2pSExVQFmIj8WLs9gFw6ORiK4qV8YPM4UYBEo01rn2i-szS3_uUGDZMIU

Sản xuất thông minh – Việt Nam không thể đứng ngoài cuộc

Việc áp dụng sản xuất thông minh sẽ làm thay đổi hiệu quả nền kinh tế, làm tăng năng suất lao động, tăng khả năng cạnh tranh, nhờ đó tiết kiệm được nhiên liệu, nguyên liệu và chi phí nhân công cho từng sản phẩm…

Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra với tốc độ nhanh tạo ra những thay đổi sâu sắc trong mọi lĩnh vực, định hình lại nền kinh tế của các quốc gia trên thế giới. Nhiều ngành nghề truyền thống sẽ mất đi thay vào đó là các mô hình kinh doanh mới.

Chia sẻ về thực tế này, ông Triệu Tài Vinh, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cho biết: “Việt Nam đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa tuy nhiên nền kinh tế vẫn đang đi theo mô hình nông nghiệp với tư duy và thể thế quản lý cũ, do đó tốc độ phát triển kinh tế chậm, dẫn đến tăng trưởng không cao và đang là áp lực để cải thiện năng lực cạnh tranh quốc gia”.

Áp dụng sản xuất thông minh sẽ làm thay đổi hiệu quả nền kinh tế. Ảnh minh họa

Ông Vinh nhấn mạnh, cách mạng công nghiệp lần thứ 4 mở ra các cơ hội mới cho việt Nam nếu chúng ta quyết tâm đổi mới tư duy và xây dựng chiến lược phát triển. Song đây cũng là thách thức lớn do nền kinh tế thế giới đang phát triển rất nhanh đang chuyển đổi sang mô hình phát triển mới, hiện đại trong khi ở nhiều tổ chức, doanh nghiệp vẫn tồn tại các tư duy cũ.

Cũng bình luận về vấn đề này, Chủ tịch Hội Tự động hoá Việt Nam Nguyễn Quân cho biết, sản xuất thông minh là xu hướng tất yếu Việt Nam không thể đứng ngoài cuộc nếu muốn công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhất là trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ.

“Theo đánh giá, Việt Nam chỉ mới đang tiếp cận với cuộc cách mạng thứ 3 và đã buộc phải chuyển sang cách mạng công nghiệp 4.0. Hiện, năng suất lao động ở nước ta thấp so với các nước trong khu vực, trình độ công nghệ thấp, máy móc thuộc thế hệ cũ, nguồn nhân lực hầu hết vẫn chưa qua đào tạo”, ông nói.

Theo ông Quân, ước tính chỉ có khoảng 30% lao động đã qua đào tạo, đồng thời Việt Nam cũng thiếu các chuyên gia trong các lĩnh vực kỹ thuật công nghệ cao. Do đó, các ngành sản xuất đang có những áp lực, sức ép rất lớn và phải thay đổi, thích ứng với các xu hướng mới.

“Việc áp dụng sản xuất thông minh sẽ làm thay đổi hiệu quả nền kinh tế, tăng năng suất lao động, khả năng cạnh tranh, nhờ đó tiết kiệm nhiên liệu, nguyên liệu và chi phí nhân công cho từng sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh trên trường quốc tế và giải phóng sức lao động”, ông nói và khẳng định cốt lõi của sản xuất thông minh là chuyển đổi số, trong đó trụ cột là chuyển đổi số doanh nghiệp và chuyển đổi số trong các cơ quan quản lý.

Theo Thảo Nguyên/vietq.vn (3/10/2019)

Portfolio Items