Tên đầy đủ của dự án: Áp dụng phương pháp kỹ thuật tốt nhất hiện có (BAT) và kinh nghiệm quản lý môi trường tốt nhất (BEP) để trình diễn giảm phát thải các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy phát sinh không chủ định (U-POPs) từ ngành công nghiệp Việt Nam

Nhà tài trợ: Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) tài trợ thông qua Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên hiệp quốc (UNIDO)

Cơ quan chủ trì thực hiện: Cục Kỹ thuật An toàn và Môi trường công nghiệp (ISEA) – Bộ Công Thương; Cục Kiểm soát Ô nhiễm – Tổng cục Môi trường (VEA); Phòng thí nghiệm Dioxin

Thời gian triển khai: 2010 – 2011

Mục tiêu chung: Xây dựng nguồn nhân lực cần thiết và cơ sở hạ tầng cho việc thực hiện tuân thủ Công ước Stockholm, mục 5 về “Đo đạc để giảm thiểu và hạn chế sự phát sinh từ các sản phẩm không chủ định” và phối hợp các hoạt động của dự án với các chiến lược quốc gia về bảo vệ môi trường, phát triển công nghiệp và phát triển bền vững và SXSH

Mục tiêu cụ thể:

  • Giảm thiểu sự hình thành không chủ định của POPs trong các ngành chủ chốt được liệt kê trong Phần II: Phân loại các nguồn thuộc Phụ lục C của Công ước Stockholm thông qua thực hiện BAT/BEP
  • Hỗ trợ các dự án BAT/BEP và xác định các nguồn U-POPs khác liên quan đến xây dựng năng lực quan trắc và nghiên cứu về POPs
  • Khóa đào tạo về “Áp dụng BAT/BEP và Quan trắc U-POPs trong công nghiệp Việt Nam”
  • Biên soạn 04 cuốn sách kỹ thuật ngắn về “Áp dụng Kỹ thuật tốt nhất hiện có (BAT) và Kinh nghiệm môi trường tốt nhất (BEP) nhằm giảm phát thải các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ” cho 4 ngành đã chọn: Ngành luyện kim, Ngành sản xuất Giấy và Bột Giấy, Lò đốt rác và Sản xuất xi măng”
  • Hoạt động đánh giá SXSH, BAT/BEP tại các doanh nghiệp tham gia trình diễn
  • Cung cấp các chuyên gia và báo cáo với ISEA và VEA cũng như phối hợp với các chuyên gia trong nước và quốc tế trong thực hiện các hoạt động của dự án:
  1. PGS. TS. Tưởng Thị Hội – Chuyên gia ngành Xi măng và Lò đốt rác.
  2. M. Tech. Chu Đức Khải – Chuyên gia ngành Luyện Kim.
  3. TS. Đặng Văn Sơn – Chuyên gia ngành sản xuất Giấy và Bột giấy.
  4. TS. Kåre Helge Karstensen – Chuyên gia quốc tế về Lò đốt rác
  5. TS. Pasquale Spezzan – Chuyên gia quốc tế về Luyện kim.
  6. Các chuyên gia SXSH, Sử dụng hiệu quả năng lượng của VNCPC
  • Các doanh nghiệp lựa chọn là:
  1. Nhà máy luyện thép Lưu Xá thuộc Công ty Gang thép Thái Nguyên – ngành Luyện kim
  2. URENCO Bắc Sơn thuộc Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Môi trường đô thị – URENCO – Ngành xử lý chất thải bằng phương pháp đốt
  3. Công ty Giấy Bãi Bằng – Tổng Công ty Giấy Việt Nam – Ngành sản xuất Giấy và Bột giấy
  4. Holcim Việt Nam – Ngành Xi măng