Thủy sản Việt Nam chuyển sang cạnh tranh bằng chất lượng – Nguồn TTXVN

Mặc dù đạt được mức tăng trưởng cao, gần 25% trong 7 tháng qua nhưng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tiếp tục phải đối mặt với thách thức không hề nhỏ khi kim ngạch xuất khẩu của cả hai mặt hàng thủy sản chiến lược là tôm và cá tra đều đang bị sụt giảm đặc biệt là trong các thị trường quan trọng như Mỹ, Nhật Bản và liên minh Châu Âu (EU). Theo thống kê của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) trong 7 tháng qua kim ngạch xuất khẩu cá tra đã giảm 9.5% tại thị trường EU, giảm tới 25% tại thị trường Mỹ. Tương tự như vậy, xuất khẩu tôm sang các thị trường này cũng gặp rất nhiều rào cản mà nếu không kịp thời tháo gỡ thì mục tiêu xuất khẩu thủy sản đạt giá trị 7 tỷ USD trong năm nay sẽ khó được thực hiện hóa.

1720 cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm

Theo Danh sách cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm năm 2013 đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành, cả nước có 1720 cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm.

Trong đó các tỉnh, thành phố có số cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm nhiều gồm Thành phố Hồ Chí Minh 241 cơ sở; tỉnh Bình Dương 178 cơ sở; thành phố Hà Nội 176 cơ sở; tỉnh Đồng Nai 106 cơ sở; tỉnh Quảng Ninh 98 cơ sở; tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 89 cơ sở, tỉnh An Giang 69 cơ sở…

4 tỉnh không có cơ sở nào sử dụng năng lượng trọng điểm là Bắc Kạn, Ninh Thuận, Đắk Nông, Bạc Liêu.

Ảnh minh họa: tietkiemnangluong.com.vn

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm có trách nhiệm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ quy định tại Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả và Nghị định số 21/2011/NĐ-CP và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

Đồng thời, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan tổ chức quản lý hoạt động sử dụng năng lượng của các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm và chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức cập nhập và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành danh sách cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm để công bố trước ngày 31/3 hàng năm.

Cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm là các cơ sở có mức sử dụng năng lượng sau đây: a) Cơ sở sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, đơn vị vận tải có tiêu thụ năng lượng tổng cộng trong một năm quy đổi ra một nghìn tấn dầu tương đương (1000 TOE) trở lên.b) Các công trình xây dựng được dùng làm trụ sở, văn phòng làm việc, nhà ở; cơ sở giáo dục, y tế, vui chơi giải trí, thể dục, thể thao; khách sạn, siêu thị, nhà hàng, cửa hàng có tiêu thụ năng lượng tổng cộng trong một năm quy đổi ra năm trăm tấn dầu tương đương (500 TOE) trở lên.

Theo Chinhphu.vn

 

Thi ảnh: “Người lao công trong mắt bạn”

Nhằm ghi nhận đóng góp của các công nhân vệ sinh môi trường và khuyến khích giới trẻ nói riêng, cộng đồng nói chung có ý thức và nhiều hành động tích cực hơn nữa trong việc bảo vệ môi trường, Facebook Fanpage Thiên Nhiên chấm Nét tổ chức cuộc thi ảnh với chủ đề “Người lao công trong mắt bạn”.

FB_PhotoContest_Nguoilaocong

Thông tin chi tiết về cuộc thi như sau:

1. Đối tượng dự thi

Tất cả cá nhân đang sinh sống tại Việt Nam tham gia mạng xã hội Facebook và là thành viên của page Thiên Nhiên chấm Nét (đã like fanpage Thiên Nhiên chấm Nét).

2. Thời gian và cách thức tham gia

– Gửi ảnh (từ 28/8 – 28/09/2014): Thí sinh gửi 01 ảnh duy nhất kèm theo Chú thích/lời bình cho bức ảnh và Thông tin cá nhân (gồm Họ Tên, Số điện thoại, Địa chỉ liên hệ, Link facebook) về địa chỉ email [email protected] hoặc gửi qua inbox Fanpage Thiên Nhiên chấm Nét.

– Bình chọn (từ 29/9 – 15/10/2014): Kết thúc thời gian nhận ảnh, Ban Tổ chức sẽ công khai những tác phẩm hợp lệ trên fanpage Thiên Nhiên chấm Nét và gửi link ảnh dự thi cho từng thí sinh qua email/facebook để các thí sinh kêu gọi bình chọn cho các bức ảnh của mình.

– Công bố kết quả (18/10/2014): Ban Tổ chức sẽ tiến hành chấm, tổng kết điểm và công bố kết quả vào ngày 18/10/2014 trên fanpage Thiên Nhiên chấm Nét.

3. Yêu cầu đối với ảnh dự thi

– Ảnh dự thi thuộc bản quyền cá nhân và chưa từng được trao giải trong bất kỳ cuộc thi ảnh nào.

– Ảnh dự thi phải liên quan tới các chủ đề: người lao công, công nhân vệ sinh môi trường.

– Ảnh có định dạng .JPG, .JPEG hoặc .PJPEG với dung lượng tối thiểu 1MB được chụp trong khoảng thời gian từ năm 2013 – 2014.

– Ban Tổ chức chấp nhận cả những ảnh có qua chỉnh sửa một cách sáng tạo nhằm mang tới nhiều thông điệp hơn. Trong trường hợp này, thí sinh phải gửi cả ảnh gốc và ảnh chỉnh sửa cho Ban Tổ chức.

4. Cách thức tính điểm

Tổng điểm ảnh dự thi = Điểm bình chọn + Điểm Ban giám khảo

Trong đó: 

Điểm bình chọn = Tổng điểm likes + Tổng điểm shares + Tổng điểm comments

  • Điểm likes: 1 like = 1 điểm. Like hợp lệ là khi người like ảnh đồng thời cũng like page Thiên Nhiên chấm Nét, những người like ảnh không like page sẽ không được tính điểm.
  • Điểm shares: 1 share = 1 điểm. Nhiều share trên cùng một page, wall chỉ được tính là 1 điểm.
  • Điểm comments: 1 comment = 1 điểm. Comment hợp lệ phải có 2 từ trở lên. Comment của người dự thi không được tính điểm.

Điểm Ban giám khảo: 30 ảnh dự thi có điểm bình chọn cao nhất sẽ được lọt vào vòng chấm giải của Ban Giám khảo. Ban Giám khảo sẽ chấm theo thang điểm 100. Ban Giám khảo cũng trao một giải may mắn cho một bức ảnh ấn tượng nhất. Bức ảnh này được lựa chọn trong tất cả các ảnh dự thi hợp lệ, không bắt buộc nằm trong top 30.

5. Cơ cấu giải thưởng

01 giải nhất: Ống kính Zoom xa 8x đa năng cho mọi điện thoại Lens smartphone

02 giải nhì: Ống kính Zoom xa 5x cố định cho smartphone và tablet

03 giải ba: Ống kính mắt cá Fisheye Lens cho mọi Smartphone 180 độ

01 giải may mắn: Cốc đổi màu theo cảm biến nhiệt độ nước nóng hoặc lạnh.

6. Trao giải

– Giải thưởng sẽ được trao cho những người thắng cuộc trong vòng 30 ngày kể từ ngày BTC công bố danh sách thí sinh đạt giải – trao trực tiếp tại Trung tâm Con người và Thiên nhiên (Số 24H2, Khu đô thị mới Yên Hòa, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội) hoặc qua đường bưu điện.

– Khi nhận giải, người thắng cuộc phải cung cấp CMND hoặc giấy tờ tùy thân tương đương khác (bản cứng hoặc mềm dạng ảnh chụp/scan) để BTC đối chiếu.

– Nếu quá 02 tuần kể từ thời điểm công bố kết quả mà BTC không thể liên lạc với người thắng cuộc thì xem như người thắng cuộc đã từ chối nhận giải và do đó, người thắng cuộc không được quyền khiếu kiện, khiếu nại hoặc đòi bồi thường từ BTC. BTC có toàn quyền xử lý giải thưởng theo quy định của pháp luật.

– BTC được toàn quyền sử dụng ảnh dự thi với mục đích phi lợi nhuận nhằm quảng bá, truyền thông cho các hoạt động bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ môi trường (có đề bản quyền tác giả).

Theo thiennhien.net

Cuộc thi “Selfie vì tê giác”

Nhằm khuyến khích sự tham gia của cộng đồng (đặc biệt là giới trẻ Việt Nam) bảo vệ các loài tê giác, hướng tới kỉ niệm Ngày Tê giác Thế giới 22/09/201, Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) phối hợp với Quỹ Tê giác Thế giới (IRF) tổ chức cuộc thi “Selfie vì tê giác”.

Cơ cấu giải thưởng:

Ba giải thưởng là 3 chiếc điện thoại di động Samsung Galaxy Core 2 – G355 cho những giải sau:

  • Bức ảnh sáng tạo nhất
  • Thông điệp ý nghĩa nhất
  • Bức ảnh được yêu thích nhất

Liên hệ:

Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV)

Phòng 1701, Tòa nhà 17T5, Hoàng Đạo Thúy, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: 04 6281 5424

Facebook: https://www.facebook.com/trungtamgiaoducthiennhien

Email: [email protected]

Thông tin chi tiết xem tại đây.

Theo thiennhien.net

Luật Bảo vệ môi trường 2014: Đòn bẩy để phát triển bền vững

Biến đổi khí hậu và nước biển dâng đang là vấn đề thách thức, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế-xã hội, an ninh lương thực và suy giảm các hệ sịnh thái. Chính vì thế, việc ban hành các quy định mới về ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ biển và hải đảo có vai trò rất quan trọng, góp phần bảo vệ quyền lợi của con người và sự phát triển bền vững của đất nước.
12082014moitruong
 
​Đây là một trong những nội dung quan trọng của Luật bảo vệ môi trường năm 2014 vừa được Thứ trưởng Bùi Cách Tuyến đưa ra chiều nay (26/8), tại buổi đối thoại về Luật Bảo vệ môi trường do Thông tấn xã Việt Nam tổ chức, tại Hà Nội.- Ngày 23/6/2014, Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 7 đã thông qua Luật bảo vệ môi trường sửa đổi (Luật Bảo vệ môi trường năm 2014), vậy thứ trưởng có thể cho biết ý nghĩa và tầm quan trọng của việc thông qua “đạo luật” quan trọng này?

Thứ trưởng Bùi Cách Tuyến: Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 được Quốc hội thông qua vào tháng Sáu vừa qua, sự kiện này đã đánh dấu chặng đường nỗ lực, quyết tâm của cơ quan chủ trì xây dựng Luật của Bộ Tài nguyên và Môi trường, cũng như các cơ quan liên quan trong suốt gần 3 năm (từ năm 2012 đến 2014).

Xét một cách toàn diện, Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 đã thể chế hóa được chủ trương, đường lối của Đảng qua nhiều thời kỳ, đặc biệt là Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 3/6/2013 của Ban chấp hành Trung ương khóa XI với tiêu đề “Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.”

Mặt khác, Luật Bảo vệ môi trường lần này cũng thể hiện tinh thần của Hiến pháp năm 2013 về quyền của mọi người dân được sống trong môi trường trong lành. Luật cũng đã khắc phục được những hạn chế, chưa hoàn hảo của Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 đồng thời bổ sung một số nội dung mới như tăng trưởng xanh, biến đổi khí hậu và an ninh môi trường…

Trên cơ sở kế thừa và phát huy những thành công trong công tác bảo vệ môi trường suốt những năm qua, Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 được xem là bước tiến quan trọng để nước ta tiếp tục nâng cao hiệu quả trong công tác bảo vệ môi trường giai đoạn mới.

– Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 gồm 20 Chương và 170 Điều, so với Luật Bảo vệ môi trường 2005 gồm 15 Chương và 136 Điều thì Luật lần này có những điểm cơ bản gì mới, thưa thứ trưởng?

Thứ trưởng Bùi Cách Tuyến: Trên cơ sở kế thừa nội dung của Luật bảo vệ môi trường 2005 đồng thời khắc phục những hạn chế, bất cập của của Luật cũ, Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 đã có những điểm mới rất quan trọng, góp phần làm sáng tỏ các vấn đề “nóng” trong giai đoạn mới.

Chẳng hạn như Luật Bảo vệ môi trường lần này đã đưa nội dung quy hoạch bảo vệ môi trường vào làm nền cho các quy hoạch khác. Có thể nói quy hoạch bảo vệ môi trường là một phạm vi hẹp hơn của quy hoạch môi trường, nhằm phục vụ cho chất lượng cuộc sống của con người đồng thời giúp chúng ta có cái nhìn dài hạn hơn để chủ động triển khai bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế, an sinh, xã hội, cũng như đảm bảo cho phát triển bền vững.

Điểm mới thứ hai là Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 đã làm nổi bật khía cạnh nội dung đánh giá môi trường chiến lược (DMC). Nội dung này đã được thu hẹp hơn các quy hoạch, cũng như giảm bớt các kế hoạch đánh giá tác động môi trường nhằm tạo thuận lợi cho xã hội.

Luật Bảo vệ môi trường lần này cũng đã bổ sung thêm nội dung mới đó là kế hoạch bảo vệ môi trường. Mặc dù, Luật Bảo vệ môi trường 2005 có quy định về cam kết bảo vệ môi trường nhưng trên thực tế, việc thực hiện cam kết này có nhiều khó khăn, thiếu thực thi và mang tính lý thuyết. Chính vì thế, Luật Bảo vệ môi trường đã quy định thêm 6 điều mới về kế hoạch bảo vệ môi trường.

Đặc biệt, Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 đã xây dựng thêm một số chương mới gắn liền với những vấn đề “nóng” hiện nay như: Quy định chương riêng về ứng phó với biến đổi khí hậu; một chương về bảo vệ môi trường biển và hải đảo, nhằm bảo đảm tính thống nhất và toàn diện của Luật Bảo vệ môi trường.

Ngoài ra, Luật lần này cũng bổ sung thêm các quy định về tăng trưởng xanh, cơ sở, sản phẩm thân thiện với môi trường nhằm hướng tới sự phát triển bền vững; bổ sung quy định nội dung quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường; quy định về quyền hạn và nghĩa vụ của các tổ chức xã hội, xã hội-nghề nghiệp và cộng đồng dân cư.

– Với những nội dung “cải tiến” quan trọng nêu trên, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã và đang triển khai những kế hoạch gì để thực hiện Luật bảo vệ môi trường sẽ chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2015, thưa thứ trưởng?

Thứ trưởng Bùi Cách Tuyến: Theo quy định về ban hành văn bản pháp quy hiện nay, từ ngày 1/1/2015 Luật bảo vệ môi trường năm 2014 sẽ chính thức có hiệu lực thi hành, nên các văn bản dưới Luật (ví dụ như Nghị định và những thông tư quan trọng) cũng phải có hiệu lực trong ngày này.

Chính vì thế, để Luật môi trường năm 2014 “thẳng tiến” đi vào cuộc sống, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chỉ đạo Tổng cục Môi trường rà soát, xây dựng danh mục các Nghị định, Thông tư hiện hành và đề xuất chỉnh sửa, bổ sung, xây dựng mới hệ thống các văn bản dưới luật nhằm hướng dẫn thực hiện các quy định mới của Luật lan tỏa trong toàn xã hội.

Ngoài ra, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã yêu cầu Tổng cục Môi trường phối hợp với Bộ Tư pháp, Ủy ban Nhân dân các tỉnh, Sở, ngành, cơ quan phát thanh-truyền hình và các báo tổ chức phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trường đến từng doanh nghiệp, địa bàn dân cư và hộ gia đình trong toàn xã hội./.

Theo TTXVN

Công trình xanh sẽ có bộ tiêu chí đánh giá

Bộ tiêu chí đánh giá công trình xanh (CTX) là một công cụ cần thiết để thực hiện việc đánh giá và công nhận CTX ở Việt Nam, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển CTX ở Việt Nam. Dự thảo bộ tiêu chí đánh giá CTX đã thông qua hội đồng khoa học của Bộ và đang lấy ý kiến đóng góp của các chuyên gia trong và ngoài nước hoàn thiện dự thảo…
cong-trinh-xanh-phai-duoc-xay-dung-tu-co-so-ha-tang_240x180
Phóng viên đã có cuộc trao đổi với TS Nguyễn Trung Hòa – Vụ trưởng Vụ KHCN & MT để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này. Thưa ông, Bộ tiêu chí về CTX đang được nghiên cứu xây dựng theo mô hình nào? Có điểm gì chung và khác biệt với bộ tiêu chí của các nước?– Hội Môi trường Xây dựng Việt Nam trên cơ sở nghiên cứu các bộ tiêu chí CTX của các nước, trong đó có các nước Đông Nam Á, Trung Quốc, Đài Loan, Mỹ và các nước Châu Âu… đã đề xuất bộ tiêu chí cho Việt Nam.

Về cơ bản, bộ tiêu chí CTX các nước có mục, lĩnh vực tương đối giống nhau tuy nhiên tùy điều kiện từng nước, các trọng số đánh giá từng lĩnh vực khác nhau. Đóng góp ý kiến cho dự thảo bộ tiêu chí, các chuyên gia của Việt Nam cho rằng cần có nghiên cứu điều chỉnh để phù hợp với điều kiện đất nước. Các chuyên gia quốc tế khi làm việc với Bộ Xây dựng cũng cho biết, mỗi nước tùy điệu kiện hoàn cảnh, khí hậu, kinh tế xã hội… có thể nghiên cứu và đưa ra bộ tiêu chí riêng. Do vậy, Bộ Xây dựng mong muốn các chuyên gia góp ý để hoàn chỉnh bộ tiêu chí phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam.

Bộ tiêu chí CTX sẽ đề cập những lĩnh vực gì? Với điều kiện Việt Nam, trọng số nào được đặt lên hàng đầu?

– Bộ tiêu chí CTX là một bộ tiêu chí tổng hợp, có 7 nhóm lớn gồm bảo vệ môi trường sinh thái, hiệu quả năng lượng, hiệu quả sử dụng nước, chất lượng môi trường trong nhà, quản lý vận hành, sáng tạo. Mỗi nhóm có nhiều tiêu chí nhỏ. CTX sẽ được đánh giá qua nhiều tiêu chí từ phần kiến trúc, vật liệu vỏ bao che, đến các hệ thống kỹ thuật của công trình, quản lý chất thải,tiết kiệm năng luợng, tiết kiệm nước, quản lý vận hành…

Đối với bộ tiêu chí CTX Việt Nam, tiêu chí và trọng số từng lĩnh vực đang tiếp tục được nghiên cứu thận trọng, lấy ý kiến chuyên gia trong và ngoài nước đóng góp nên tôi chưa thể trả lời ngay được đâu là trọng số lĩnh vực nào được đưa lên hàng đầu.Dự kiến bộ tiêu chí CTX sẽ được hoàn thiện và ban hành vào thời điểm nào?

– Như tôi đã đề cập, dù bộ tiêu chí đã hình thành khung và từng đem đánh giá thử công trình, tuy nhiên, để cẩn thận, bảo đảm sự đồng thuận của các chuyên gia trong ngành, của các chủ đầu tư, nhà thầu và nhà nhà cung ứng vật tư cho công trình… dự thảo bộ tiêu chí đang tiếp tục lấy ý kiến đóng góp rộng rãi hơn nữa trước khi hoàn thiện. Dự kiến, trong 1 – 2 tháng, thậm chí cả quý nữa thì bộ tiêu chí mới xong.

Theo kế hoạch, cuối năm 2014, Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường sẽ trình Bộ Xây dựng ban hành thông tư quy định quy trình, thủ tục đăng ký và đánh giá CTX, trong đó có bộ tiêu chí CTX.

Các nước có những mô hình khác nhau về đơn vị đánh giá, chứng nhận CTX. Ở một số nước là tổ chức phi lợi nhuận, một số khác nữa là cơ quan quản lý nhà nước. Bộ Xây dựng lựa chọn mô hình nào, thưa ông?

– Các chuyên gia quốc tế cũng đã giới thiệu khá nhiều mô hình về tổ chức đánh giá, chứng nhận CTX. Ở các nước phát triển tiên tiến, hoạt động hiệp hội mạnh, uy tín thì nhà nước giao quyền đánh giá, cấp chứng nhận CTX cho hiệp hội. Nhưng cũng có nhiều nước như Singapore, Trung Quốc, Đài Loan áp dụng mô hình cơ quan quản lý nhà nước đánh giá.

Ở Việt Nam, dự kiến, quy trình thủ tục đánh giá CTX sẽ tiến hành theo 2 bước. Bước thứ nhất, thông qua tư vấn. Dựa trên bộ tiêu chí được ban hành tại thông tư, đơn vị nào có đủ năng lực thì sẽ làm tư vấn đánh giá. Sau khi tư đánh giá bước 1, tư vấn chuyển toàn bộ hồ sơ đến Bộ xây dựng. Hồ sơ đủ điều kiện thì Bộ Xây dựng sẽ thành lập Hội đồng khoa học gồm các nhà khoa học thuộc các lĩnh vực sẽ xét đánh giá công trình do chủ đầu tư và tư vấn trình. Đây là đánh giá bước 2. Lúc đó, nếu đủ điều kiện thì Bộ Xây dựng sẽ cấp chứng nhận CTX cho công trình.

Chuyên gia quốc tế rất ủng hộ mô hình đánh giá 2 bước. Họ cho biết, nhiều nước áp dụng mô hình này. Trong thông tư sau ban hành vào cuối năm sẽ quy định cụ thể yêu cầu năng lực của các đơn vị tư vấn, hồ sơ xem xét đánh giá CTX gồm những gì, các bước thực hiện đăng ký và công nhận CTX ra sao.

Theo thông lệ quốc tế, công trình được đánh giá, công nhận là CTX có giá trị tối đa 3 năm. Hết thời hạn sẽ đánh giá lại vì chất lượng công trình còn liên quan đến quá trình vận hành, duy tu, bảo dưỡng sau này.

Trân trọng cảm ơn ông!

Theo TH/ Xây dựng